UBND xã Thuận Lợi triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2025

Thứ ba - 04/02/2025 22:43

Nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo, người đứng đầu cơ quan, đơn vị, của cán bộ, công chức trong cơ quan về ý nghĩa, mục tiêu, tầm quan trọng của công tác cải cách hành chính đối với sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. Nâng cao kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa công vụ, quy tắc ứng xử của công chức; thực hiện có hiệu quả cơ chế một cửa, một cửa liên thông theo hướng văn minh, hiện đại. Tăng cường sự tham gia của người dân, doanh nghiệp và tổ chức xã hội trong việc thực hiện cải cách hành chính; khuyến khích người dân, tổ chức và doanh nghiệp tích cực sử dụng các dịch vụ công trực tuyến, dịch vụ bưu chính công ích và giám sát các hoạt động thực thi công vụ, kết quả thực hiện của địa phương. UBND xã Thuận Lợi triển khai các nhiệm vụ cải cách hành chính năm 2025 gồm:

1. Cải cách thể chế:

- 100% văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) được ban hành đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền và đảm bảo chất lượng theo quy định của Luật Ban hành văn bản QPPL và các văn bản hướng dẫn thi hành.

- Thực hiện đầy đủ các hoạt động về theo dõi thi hành pháp luật như: Tổ chức tập huấn, kiểm tra, theo dõi tình hình thi hành pháp luật; tổ chức điều tra, khảo sát tình hình thi hành pháp luật.

- Tiến hành kiểm tra văn bản QPPL theo thẩm quyền, đảm bảo 100% văn bản phát hiện qua kiểm tra phải được xử lý theo quy định.

- Phối hợp thực hiện cập nhật đầy đủ, kịp thời các văn bản trên Cơ sở dữ liệu Quốc gia về pháp luật; công bố kịp thời, đúng quy định về danh mục văn bản QPPL hết hiệu lực, ngưng hiệu lực năm 2025.

2. Cải cách thủ tục hành chính:

- Đảm bảo triển khai, tổ chức thực hiện có hiệu quả Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát TTHC, Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018 của Chính phủ về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC và các Nghị định sửa đổi, bổ sung; chú trọng đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ văn bản QPPL không còn phù hợp.

100% TTHC, danh mục TTHC thuộc thẩm quyền được công bố đầy đủ, kịp thời trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC, Trang thông tin điện tử của huyện, Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả xã theo quy định (bao gồm cả TTHC nội bộ);

- Đảm bảo công khai đầy đủ, kịp thời tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ TTHC trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh và đồng bộ đầy đủ trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia.

- 100% TTHC được tiếp nhận và trả kết quả tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả; đảm bảo triển khai hiệu quả, đúng quy định TTHC, nhóm TTHC liên thông.

- Giảm thiểu hồ sơ TTHC giải quyết trễ hạn cho người dân, tổ chức, đảm bảo tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng và trước hạn đạt tỷ lệ từ 98% trở lên. 100% hồ sơ trễ hạn phải có văn bản xin lỗi người dân, tổ chức.

- Đảm bảo 100% phản ánh, kiến nghị (PAKN) của cá nhân và tổ chức về TTHC thuộc thẩm quyền của xã được xử lý và công khai theo quy định.

- Tiếp tục nâng cao chất lượng phục vụ người dân và doanh nghiệp trong thực hiện TTHC và dịch vụ công trực tuyến theo Quyết định số 766/QĐ-TTg ngày 23/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

3. Cải cách tổ chức bộ máy:

- Sắp xếp, tỉnh giản tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế theo quy định của Chính phủ, của tỉnh, huyện.

- Thực hiện các quy định về phân cấp, phân quyền trong quản lý Nhà nước do Chính phủ và các bộ, ngành, tỉnh ban hành. 

4. Cải cách chế độ công vụ:

- Xây dựng nền công vụ chuyên nghiệp, trách nhiệm, đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao và vị trí việc làm; tăng cường chuyển đổi số trong quản lý hồ sơ cán bộ, công chức, trong đó:

- Hoàn thiện việc rà soát, xây dựng đề án án vị vị trí việc làm theo quy định sau khi có Thông tư hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền.

- Bố trí cán bộ, công chức, viên chức theo đúng vị trí việc làm được phê duyệt.

- 100% cán bộ, công chức chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, phấn đấu trong năm không có cán bộ, công chức lãnh đạo bị xử lý kỷ luật.

- Hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức.

- 100% hồ sơ cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách cấp xã được quản lý cập nhật đầy đủ trên cơ sở dữ liệu về cán bộ, công chức.

5. Cải cách tài chính công:

- Nâng cao hiệu quả thực hiện chế độ tự chủ, tự chịu trách nhiệm về sử dụng kinh phí đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, cụ thể:

- Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật của tỉnh về quản lý ngân sách, quân lý tài sản công, thực hiện cơ chế tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập.

- Hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Hội đồng nhân dân xã giao.

6. Xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số:

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số, góp phần đổi mới phương thức làm việc, nâng cao năng suất, hiệu quả điều hành, hoạt động của cơ quan hành chính Nhà nước, nhất là trong giải quyết TTHC cho người dân, trong đó:

- Đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin vận hành thông suốt, kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu Quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành do các cơ quan, đơn vị, địa phương đang quản lý.

- 100% hồ sơ công việc cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật Nhà nước, hồ sơ đặc thù). 100% cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo cấp xã sử dụng chữ ký số xử lý, điều hành công việc.

7. Công tác chỉ đạo, điều hành thực hiện cải cách hành chính:

- Cụ thể hóa trách nhiệm, nâng cao vai trò người đứng đầu trong chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính; siết chặt kỷ luật kỷ cương hành chính của cán bộ, công chức, người hoạt động không chuyên trách xã.

- Xây dựng kế hoạch kịp thời, đánh giá khách quan kết quả thực hiện công tác cải cách hành chính của xã, 100% có TTHC được xác định Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức trực tuyến trên Cổng Dịch vụ công của tỉnh.

- Xây dựng “Chính quyền thân thiện".

- Phấn đấu nâng cao Chỉ số Cải cách hành chính của huyện (PAR INDEX), Chỉ số phục vụ người dân và doanh nghiệp trong thực hiện TTHC và cung cấp Dịch vụ công. Cải thiện Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước (SIPAS).

Tác giả: thuanloi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây